Vai trò của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam



Hà Nội (Ttxvn /12/2000)
Từ đầu năm đến nay có 303 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn trên 1,9 tỷ Usd; và khoảng 268,9 triệu Usd vốn tăng của những doanh nghiệp đã đi vào hoat động.

Nhưu vậy, hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam có 2601 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn 35,47 tỷ Usd còn hiệu lực.

Năm 2000, sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp khoảng 12% Dgp chung của cả nước, 34% trong công nghiệp và 22% xuất khẩu (không kể dầu khí).

Trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong số đó, 10 quốc gia và lãnh thổ có số vốn đầu tư hàng đầu là Singapore, với tổng vốn đầu tu ư khoảng 6,8 tỷ Usd, chiếm 19% tổng vốn đăng ký trực tiếp đầu tư nước ngoài. Tiếp đến là Đài Loan, có số vốn đăng ký khoảng 4,88 tỷ Usd. Nhật Bản thứ 3, với số vốn khoảng 3,8 tỷ Usd.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xúât khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ. Kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 1997, xuất khẩu đạt 1,79 tỷ Usd, năm 1998 tăng 10% so với năm trước, năm 1999 tăng 30% và năm 2000 ước tăng khoảng 28%. Ước tính giai đoạn 1996-2000 kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt trên 10,5 tỷ Usd.

Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể, chẳng hạn như giày dép chiếm 42%, dệt may chiếm 25% và hàng điện tử, linh kiện, máy vi tính chiếm 84%.

Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ôtô, máy biến thế 250-1.000 Kva, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa, sợi Pe và Pes; chiếm 50% sản lượng vải; 45% sản phẩm may và 35% về giày dép.

Cũng qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện tử, tin học, sản xuất ôtô, sợi vải cao cấp... Các doanh nghiệp này cũng đã đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội tăng dần qua các năm, từ 3,6% năm 1993, lên 10,3% năm 1999, dự kiến năm 2000 chiếm khoảng 10,4%.

Các doanh nghiệp khu vực này đã giải quyết việc làm cho khoảng 35 vạn lao động trực tiếp, và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp khác

Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam, tạo môi trường đầu tư lành mạnh nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp bằng nhiều chính sách thông thoáng như bỏ cơ chế xin-cho trong cấp giây phép xúat khẩu, doanh nghiệp được tự do xúat khẩu những mặt hàng không thuộc danh mục nhà nước quản lý. Ngoài ra Chính phủ còn thành lập Ban hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm cung cấp thông tin vể thị trường,mẫu mã cho các doanh nghiệp; thành lập tổ chuyên gia liên ngành để xử lý các vướng mắc, phát sinh của doanh nghiệp có vốn đầu tưu nước ngoài.

Thời gian tới, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục thực hiện một số chính sách chẳng hạn như mở rộng các hình thức đầu tư để mở rộng thêm kênh thu hút đầu tư nước ngoài mới, thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, tiếp tục thực hiện việ cải cách hành chính, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề nhằm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.../.