Trợ lý BT NG trả lời về việc hồi hương nguời vuợt biên


Ngày 5/2/2002, Trợ lý Bộ truởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình đã trả lời phỏng vấn Truyền hình Việt Nam về việc hồi hương nguời dân tộc ít nguời vuợt biên trái phép sang Căm-pu-chia.

Câu hỏi 1: Ngày 21/01/2002, ba bên Việt Nam, Căm-pu-chia và HCR đã đạt được thỏa thuận về việc hồi hương một số người dân tộc ít người ở vùng Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia, xin cho biết việc thoả thuận đó là như thế nào và vai trò của mỗi bên là gì?

Trả lời: Theo thoả thuận giữa ba bên Việt Nam, Căm-pu-chia và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) thì việc thực hiện thỏa thuận này sẽ diễn ra nhanh chóng và với trách nhiệm của cả ba bên. Trước hết phải khẳng định đây là công việc song phương giữa Việt Nam và Căm-pu-chia nhưng đồng thời chúng ta cũng để cho UNHCR có vai trò trong việc trợ giúp. Tức là sau khi đạt đưuợc thỏa thuận, phía UNHCR sẽ có một số cuộc đi thăm tới một số vùng ở Tây Nguyên để họ có thể thông tin ra ngoài về sự thật. Phía UNHCR sẽ trao cho Việt Nam danh sách những người hồi hương, chúng ta sẽ thẩm định và trả lời; sau đó UNHCR sẽ cung cấp phương tiện đưa người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia trở về Việt Nam. Tuy ở đây vai trò chính là của Việt Nam, nước có công dân ra đi bất hợp pháp và Căm-pu-chia, nước có công dân Việt Nam đến tạm trú nhưng UNHCR vẫn được giành cho vai trò trợ giúp về phương tiện, một số
lương thực thực phẩm và tài chính nhất định kể cả trợ giúp cho một số dự án nhỏ về phúc lợi xã hội cho những người trở về.

Câu hỏi 2: Vì sao UNHCR lại giành được vai trò trong vấn đề này trong khi đây là vấn đề của riêng Việt Nam và Căm-pu-chia?

Tr lời: Có một thực tế là hiện nay công dân của ta sang Căm-pu-chia đang được UNHCR cung cấp lương thực và một số phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Mặt khác, giữa Việt Nam và UNHCR đã có quan hệ từ lâu. Sau chiến tranh Việt Nam, đã có một số người Việt Nam ra đi bất hợp pháp. Việt Nam và UNHCR đã có thoả thuận về "Chương trình Hành động toàn diện" giai đoạn 1989-1996 và đã đưa hơn 110.000 đồng bào ta từ Hồng Kông và các
nước Đông Nam á trở về Việt Nam. Phía UNHCR đã giúp các chương trình phúc lợi xã hội tại hầu hết các tỉnh thành có hiệu quả. Điều đó đã góp phần giúp người trở về an tâm và ngăn chặn dòng người ra đi. Đây là một chương trình rất thành công và bản thân UNHCR đã đánh giá đây là một kiểu mẫu của sự hợp tác giữa một tổ chức Liên hợp quốc với một nước đang phát triển.

Lần đưa người dân tộc ít người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia trở về này là thực hiện một việc đã có tiền lệ. Mặt khác, UNHCR cho biết đã có những thông tin sai lệch về tình hình đồng bào ta ở Tây Nguyên vì thế đã tạo ra lo ngại không có cơ sở. Vì vậy, UNHCR rất muốn thăm một số vùng quê, một số gia đình của một số người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia để có thể thông tin chính xác ra bên ngoài, đặc biệt là cho những người dân tộc ít người hiện đang ở Căm-pu-chia biết về tình hình quê nhà để họ yên tâm trở về. Có thể nói UNHCR đã có sự hợp tác tích cực và hiệu quả với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này và cuối cùng Việt Nam, Căm-pu-chia và UNHCR đã đạt được tho thuận như mọi người đều biết.

Câu hỏi 3: Triển vọng giải quyết của vấn đề này là như thế nào?

Trả lời: Chúng tôi cho rằng hiện nay, việc giải quyết vấn đề này đã chín muồi và tất cả các bên đều thấy rằng cần phải giải quyết sớm, nhất là về phía chúng ta. Đồng bào của ta hiện đang phải sống tạm tại các lán trại rất tạm bợ, cuộc sống rất khổ cực, nheo nhóc, điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn cho nên rất nhiều người đã sinh bệnh. Theo nhân viên của UNHCR cho biết hầu hết những người ở đây muốn trở về càng sớm càng tốt. Như chúng ta đều biết, sắp đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc, ngày xum họp của cả gia đình, một ngày rất thiêng liêng vì vậy chúng ta mong muốn giải quyết sớm để đồng bào được trở về ăn Tết với gia đình; người nào bị bệnh thì sẽ được chữa bệnh. Ngoài ra, Tây Nguyên sắp bắt đầu vụ mùa mới vì thế rất cần ổn định cuộc sống, rất cần bắt đầu một vụ mùa mới với tình hình dân cư ổn định. Và ai cũng biết rằng ở Tây Nguyên và Căm-pu-chia mùa mưa bắt đầu vào tháng Ba cho nên nếu chúng ta đưa đồng bào ta về muộn thì việc chuyên trở sẽ hết sức khó khăn. Chúng ta mong muốn giải quyết sớm vấn đề này vì vấn đề tình cảm và vì những thực tế đó. Chúng ta đang làm việc với Chính phủ Căm-pu-chia và UNHCR để đưa đồng bào trở về càng sớm càng tốt.

Mọi thủ tục đã được ghi chi tiết trong thỏa thuận ba bên, nhưng để tỏ thiện chí và cố gắng làm sao đưa đồng bào trở về trong thời gian sớm nhất để được đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết, để được chữa bệnh, để ổn định cuộc sống, vì thế phía Việt Nam đã quyết định đơn giản mọi thủ tục một cách tối đa ví dụ như thủ tục nhập cảnh, thủ tục hải quan, th?m chí vi?c th?m tra danh sách... Ví dụ: theo thoả thuận, Việt Nam sẽ trả lời phía UNHCR về danh sách những người trở về trong hai tuần lễ,
nhưng bây giờ Việt Nam sẽ trả lời ngay lập tức, kể cả những người nào không khớp trong danh sách hay không có trong danh sách để có thể đón đồng bào về ngay được.

Câu hỏi 4: Tuy nhiên, có một số lo ngại về sự an toàn cho người trở về, xin ông cho biết chính sách của Việt Nam về vấn đề này?

Tr lời: Tôi biết là sau khi đạt được thỏa thuận, có tiếng nói ở bên ngoài lo ngại không biết số người trở về có được an toàn hay không? Tất nhiên là với những lo ngại đó, chúng ta rất cảm ơn, nhưng tôi nghĩ là họ đã quá lo xa. Tuy nhiên, đây là công việc của ta, đồng bào của ta nên Chính phủ và nhân dân ta có trách nhiệm và chúng ta lo lắng hn ai hết về số phận và cuộc sống của đồng bào. Vì thế, trong đàm phán, chúng ta đã khẳng định những
người này sẽ được trở về trong an toàn và tôn trọng nhân phẩm. Chính phủ sẽ không có sự phân biệt đối xử nào và sự trừng phạt nào về những lý do mà họ đã ra đi. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã khẳng định xuất phát từ chính sách khoan hồng của Đảng và Chính phủ cũng như là xuất phát từ truyền thồng nhân đạo của dân tộc Việt Nam, tất cả những người trở về theo thỏa thuận ba bên này sẽ không bị truy tố, bị trừng phạt hoặc phân biệt đối xử về những hành vi trong quá khứ bởi lẽ bản thân họ là nạn nhân đã bị những kẻ xấu, những thế lực thù địch lợi dụng để kích động ra đi; hầu hết họ là những người vô tội.

Các ban ngành từ trung ương đến địa phương đã chuẩn bị hết sức chu đáo cho việc đón người trở về và không có sự phân biệt đối xử nào. Chúng ta sẵn sàng cho các quan chức của UNHCR, ngoài thỏa thuận muốn thăm nơi nào cần thông báo
trước cho ta để ta thu xếp, nếu họ muốn đưa bất kỳ ai về nhà và muốn lên thăm vùng nào để thấy rõ thực tế thì chúng ta cũng sẵn sàng. Tôi cho rằng với thiện chí như vậy của chúng ta, với sự hợp tác tích cực, truyền thống giữa ta và UNHCR từ trước đến nay, với quan hệ hợp tác, hữu nghị gắn bó giữa nước ta và Căm-pu-chia, việc đưa người dân tộc ít người vượt biên trái phép sang Căm-pu-chia trở về sẽ được giải quyết tốt. Chúng tôi cũng mong là càng sớm càng tốt.