Phát biểu về Chính sách Đối ngoại của BT NG Nguyễn Dy Niên
Trích tham luận của Bộ truởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên Đoàn Đại biểu Khối Đối ngoại tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Đại hội IX của Đảng ta là Đại hội mở đường cho đất nước vững
bước vào thế kỷ 21. Trên cơ sở phân tích và đánh giá đúng đắn những diễn biến mới nhất trên thế giới và xu thế phát triển của thời đại, Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ nhiệm vụ đối ngoại của đất nước ta trong thời gian tới là "tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, xây dựng môi trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Đại hội cũng đề ra phương châm cho hoạt động đối ngoại là:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Tuyên bố chính sách của Đại hội chúng ta là: "Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển".
Hoạt động đối ngoại được tiến hành trong mối quan hệ hữu cơ và biện chứng giữa thế và lực của đất nước, giữa phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Sức mạnh toàn diện của đất nước vẫn luôn là sự đảm bảo và cơ sở cho thắng lợi của hoạt động đối ngoại và hoạt động đối ngoại góp phần làm tăng thêm sức mạnh cho đất nước.
Chúng ta thực hiện nhiệm vụ đối ngoại này trong hoàn cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến phức tạp, ẩn chứa bất trắc, đặc biệt về kinh tế vì những dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ, Nhật, EU và một số nền kinh tế quan trọng khác đang có chiều hướng suy giảm.
Nhưng chúng ta cũng có những thuận lợi căn bản. Đó là đường lối đối ngoại đúng đắn, hợp tình, hợp lý; là những thành tựu quan trọng đã đạt được trong hơn 55 năm xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong hơn 15 năm thực hiện đổi mới; ngày nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước, với tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực; 70 nước và vùng lãnh thổ đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam. Vị thế quốc tế của đất nước ngày càng được tăng cường và nâng cao.
Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nêu trên có nghĩa góp phần xây dựng thế quan hệ quốc tế ổn định lâu bền và có lợi nhất cho đất nước với tất cả các đối tác và trên tất cả các lĩnh vực đối ngoại, góp phần tranh thủ sức mạnh thời đại để bổ xung và kết hợp với sức mạnh dân tộc, phục vụ đắc lực cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập tự chủ và bản sắc dân tộc là những nguyên tắc và đảm bảo để đối ngoại Việt Nam phát huy được những thế mạnh của mình và hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Hoạt động đối ngoại cần tập trung vào những nhiệm vụ chính sau:
Một là, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, các trung tâm chính trị, kinh tế lớn trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng, chống mọi âm mưuu và hành động diễn biến hoà bình, gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Chúng ta coi trọng phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước lớn, các nước có quan hệ bạn bè truyền thống và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quan hệ đối ngoại phi thiết thực và hữu ích đối với tất cả các bên liên quan, củng cố cơ sở hợp tác tin cậy lẫn nhau, xây dựng và khai thác tiềm năng của mối quan hệ với từng đối tượng.
Hai là, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Đối ngoại cần phát huy thế mạnh của mình phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước, theo những hướng chính là góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư và viện trợ của nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác lao động quốc tế, tăng cường phát triển du lịch và huy động sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam định cu ư ở nước ngoài. Hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ phát triển kinh tế đang trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động đối ngoại.
Ba là, chủ động hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế để tạo nguồn lực bổ sung và hỗ trợ cho xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hội nhập quốc tế, trước hết về kinh tế, theo tinh thần phát huy tối đa nội lực để có thể tiếp nhận và sử dụng tốt nhất ngoại lực tranh thủ được, nâng cao hiệu quả thiết thực của sự hợp tác quốc tế.
Nhưung trong quá trình này, cần phải giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, sự ổn định chính trị - xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường sinh thái. Điều cần thiết trước hết là có lộ trình hội nhập quốc tế thích hợp, đáp ứng được những yêu cầu và nguyên tắc nêu trên và triển khai thực hiện lộ trình ấy một cách hài hoà với sự phát triển chung của đất nước. Những hướng hội nhập chính trước mắt của chúng ta là ASEAN, APEC, ASEM và chuẩn bị WTO.
Bốn là, kết hợp ngoại giao song phương với ngoại giao đa
phương, ngoại giao của Nhà nước với các hoạt động đối ngoại của Đng, Quốc hội, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội; phát huy hiệu qu to lớn và vai trò quan trọng của các hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao nhân dân.
Hơn lúc nào hết, sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa đối ngoại, an ninh quốc phòng và kinh tế càng cần thiết và quan trọng. Đối ngoại và các ngành này cùng nhau tạo nên thế trận đối ngoại, an ninh, quốc phòng toàn dân, càng góp phần thực hiện thắng lợi những nghị quyết của Đng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Năm là vấn đề cán bộ làm công tác đối ngoại. Thời kỳ mới và nhiệm vụ mới đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ làm công tác đối ngoại cả về phẩm chất chính trị lẫn trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đối ngoại Việt Nam phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, trở thành lực lượng cách mạng chính quy và hiện đại tương xứng với tầm vóc trí tuệ của đất nước và dân tộc hiện tại cũng nhu ư trong
tương lai.
Việc không ngừng quán triệt và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động đối ngoại nhưu nền tảng tưu tưởng và kim chỉ nam cho hành động vẫn mang ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc. Tu ư tưởng Hồ Chí Minh là di san vô cùng quý giá của dân tộc ta vẫn nguyên vẹn giá trị và tính thời sự mạnh mẽ. Những nguyên lý nội dung tư tưởng của Người, phong cách phương pháp và nghệ thuật ngoại giao của Người vẫn soi rọi cho những người làm công tác đối ngoại trong nhận thức cũng như trong hành động để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng và Nhân dân giao phó.
Đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng và trong nhân dân là một điều kiện tiên quyết để đối ngoại hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang của mình. Từ sự đoàn kết ấy sẽ có
được sự thống nhất trong nhận thức, ý chí và hành động để thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và bảo vệ lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn tới, cần xây dựng và thực hiện sự thống nhất quản lý đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thống nhất quan lý đối ngoại sẽ phát huy được tác dụng của khối đoàn kết nói trên, cộng hưởng được sức mạnh của tất cả các bộ, ban, ngành và địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đối ngoại.