<B>Về nhân quyền ở Việt Nam</B>
Đề tài trên không phải được chọn ngẫu nhiên vì đầu tháng 9 vừa qua Hạ viện Mỹ đã làm một việc liên quan mà chính phủ và nhân dân Việt Nam không thể đồng tình.
Nhân quyền là một giá trị văn hoá quan trọng biết bao của cuộc sống con người. Người Việt Nam nói đánh mất văn hoá là đánh mất tất cả. Mà văn hoá của một dân tộc, như dân tộc Việt Nam đã được vun đắp bằng hơn 4 nghìn năm lịch sử, trải qua những đấu tranh quyết liệt với ngoại xâm, với thiên tại, với chính bản thân mình. Vì vậy quyền của con người trong tâm thức của người Việt đó là sức mạnh văn hoá, là những đòi hỏi của từng con người về giá trị được sống trong một đất nước độc lập, được phát triển, được tự do tín ngưỡng. Hơn nữa, điều xa lạ đối với người Việt là sự tách biệt hay là đối lập của từng cá nhân đối với cả cộng đồng, tách biệt giữa quyền và nghĩa vụ. Các quyền con người được thực thi cụ thể trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, được luật hoá trong Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, được bảo đảm ngày càng đầy đủ hơn cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và dân tộc trong sự giao lưu tiếp thu mọi tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. Nhân đây có điều để ngẫm nghĩ là các tiêu chuẩn nhân quyền được quy định theo 10 điều trong Luật sửa đổi Hiến pháp Mỹ thì chỉ đề cập quyền công dân và quyền chính trị, còn về cơ bản không bao gồm quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Quy định ra sao đó là do đặc điểm và "quyền" của Nhà nước và nhân dân Mỹ. Nhưng đối với các nư?c dang phát tri?n trong dó có Vi?t Nam, quy?n b?c xúc nh?t còn là quy?n sinh s?ng, quy?n phát tri?n kinh t?, xã h?i. Do s? khác nhau v? l?ch s?, van hoá... tất yếu có sự khác nhau trong quan niệm và thực thi về nhân quyền. Không thể bắt buộc các nước đều phải theo một quan niệm như nhau và một mô hình thống nhất về nhân quyền. Và việc thực thi quyền con người là công việc nội bộ của mỗi nước.
Những người Mỹ đã đến Việt Nam thấy rằng mọi người Việt Nam đang đưuợc hưởng một cuốc sống ngày càng tốt đẹp hơn, đặc biệt là sau hơn 15 năm đổi mới vừa qua. Tuy mức sống vật chất còn nhiều khó khăn sau hàng chục năm chiến tranh, đi lên từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng mỗi người Việt Nam lấy làm sung sướng và tự hào là công dân của một nư?c Vi?t Nam d?c l?p, có cu?c s?ng an toàn, có d?y d? quy?n v? ?ng c?, d? c? và b?u c? vào chính quy?n các c?p, có quy?n có nhà ?, có công an vi?c làm, có quy?n t? do kinh doanh, phát tri?n kinh t? cho mình và gia dình ...
Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới do UNESCO phong tặng, đã nói điều đơn sơ nhưng đầy tính nhân bản về quyền làm người của dân Việt Nam: Sau khi đã có độc lập thì phải làm sao để "dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Văn hoá ẩm thực của người Việt gắn với trồng lúa, ăn cơm, ăn phở chứ không phải là pizza, hotdog. Về học hành, ngày nay dù cũng dùng Internet - một sản phẩm tuyệt vời của nền văn minh - nhưng người Việt thấy không muốn có những nội dung "học hành" trái với thuần phong mỹ tục của mình, làm phương hại đạo đức lối sống á đông, làm tổn hại tế bào xã hội là gia đình.
Để có cuộc sống tốt hơn, người Việt cũng hiểu phải do tự sức mình là chính. Mọi sự hợp tác và trợ giúp từ bên ngoài cũng thật quí giá và cám ơn. Nhưng sẽ là xúc phạm nếu có ai đó muốn áp đặt mức độ trợ giúp Việt Nam phi tuỳ thuộc vào "sự tiến bộ" trong lối sống và nhân quyền của người Việt. Nhân quyền đúng đắn đưuợc đa số tán thành hiện nay phải là vì cùng phát triển. Gắn kết những điều kiện nhân quyền phi lý với mở rộng hợp tác cùng có lợi, đó thật là một sự gắn kết nhầm lẫn to lớn. Điều đó lại càng sai lầm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ. Với những hệ quả nặng nề sâu xa của cuộc chiến tranh trong quá khứ đối với cả hai dân tộc, không biết lối suy nghĩ đó đến bao giờ mới giúp ích cho sự hoà giải và giúp làm lành những vết thương.(1)
Có người tỏ lo ngại về tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Hiện ở Việt Nam có 20 triệu người tức gần 1/3 dân số theo các tôn giáo khác nhau. Đa số trong 2/3 còn lại là thờ đạo tổ tiên. Truyền thống quý báu của các dân tộc Việt Nam là trong lịch sử không có kỳ thị tôn giáo hoặc xung đột tôn giáo, sự chung sống và đoàn kết giữa những người tín ngưỡng và không tín ngưỡng, giữa các tôn giáo khác nhau như là nguyện vọng và thực tế tự nhiên. Nếu ngày nay Nhà nước Việt Nam thi hành chính sách "đàn áp tôn giáo" thì làm sao, ví dụ hiện có đến 500 nhà thờ Tin Lành, Hội Tin lành Việt Nam vừa mới thành lập; Công giáo tăng thêm 6 đại chủng viện từ 1987 đến 1994; Giám mục đoàn ở Việt Nam có số lư?ng d?ng th? hai châu á, ch? sau Philipin. Truu?c nam 1974 ch? có m?t tru?ng Ð?i h?c Ph?t giáo, nay có 3 tru?ng. Nam 1999 Hoà Ho k? ni?m 60 nam ngày thành l?p d?o ... Còn về tuân thủ luật pháp thì không biết ở đâu mà người công dân, dù tín ngưuỡng hay không tín ngưỡng, lại sống ngoài pháp luật của quốc gia, ngoài các thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá của dân tộc mình? Mọi công dân cần có quyền được đối xử bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật. Không thể bênh vực cho một vài ngưuời vi phạm pháp luật mà phê phán cả một chính sách thực tiễn đúng đắn. Nhưng điều quan trọng là ở Việt Nam chẳng có ai bị bắt giam vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng.
Còn tự do ngôn luận? Người Việt Nam được hưuởng quyền dân chủ tự do ghi trong Hiến pháp bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền đưuợc thông tin, quyền hội họp, lập hội và biểu tình theo quy định của pháp luật. Tất cả những nỗ lực của Nhà nước là nhằm tăng cường những quyền đó, và vì vậy thực tiễn "dân chủ từ cơ sở" đang thịnh hành trong đời sống ở Việt Nam. Nét dân chủ đó chính cũng là bắt nguồn từ cuộc sống cộng đồng xa xưa của ngưuời Việt, và là sức mạnh để dân tộc
trường tồn. Thông qua hàng trăm tờ báo, tạp chí, phương tiện truyền hình, qua các đại biểu nghị sĩ do mình bầu trực tiếp, người dân bình thường có đủ điều kiện nói lên quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; phê phán những tiêu cực của chính quyền, sự tham nhũng của các quan chức công quyền; công dân có tiếng nói tham gia vào quá trình ra quyết định, làm chính sách ở tất cả các cấp. Và cũng như ở bất cứ nước nào khác những hành vi lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước, làm tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc công dân khác, đều phải được xử lý hình sự.
Bưuớc vào thế kỷ mới, mọi người Việt Nam đều có một mong muốn là có hoà bình, ổn định để tập trung lao động, xây dựng một đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Việt Nam tuyên bố muốn là bạn và đối tác tin cậy của tất c các nước. Người Việt Nam còn rất nghèo so với dân nhiều nưuớc nhưng có truyền thống văn hoá đùm bọc nhau tốt đẹp, đang ra sức "xoá đói giảm nghèo". Chính sách này cũng như sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc nhằm xoá đói gim nghèo đã được UNDP coi là mẫu mực cho hợp tác giữa Liên hợp quốc và các nước đang phát triển. Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, vay vốn sản xuất, ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội... để nâng cao cuộc sống của các nhóm thiểu số, đặc biệt ở các vùng núi như Tây Nguyên, Tây Bắc. Việt Nam đã tham gia phần lớn các công ước quốc tế liên quan nhân quyền, trong khi nhiều nước còn do dự. Với uy tín và những cố gắng về quyền con người của mình, Việt Nam đã rất xứng đáng từ năm 2000 được bầu là uỷ viên Uỷ ban nhân quyền của Liên hợp quốc.
Có quan chức Mỹ chuyên trách về nhân quyền có nói "không có nước nào hoàn thiện về nhân quyền". Nhưng
người Việt Nam có thể tự hào về những thành tích bảo vệ và nâng cao không ngừng những quyền của con người Việt Nam, phản ánh những nỗ lực lớn lao của Việt Nam, của một nhà nước có bản chất tốt đẹp ngay từ đầu thành lập là của dân, do dân và vì dân, nếu đối chiếu với những khó khăn kinh tế đang phải giải quyết và đối chiếu với những đòi hỏi của cuộc sống văn minh trên thế giới.
Không áp đặt mà hiểu biết và tôn trọng nhau là phương châm xử lý vấn đề nhân quyền rất nhạy cảm và hệ trọng.
--------------
(1) Trong chiến tranh Việt Nam, gần 3 triệu người bị chết, trong số đó khoảng 300.000 hiện vẫn còn mất tích; hơn 4 triệu người bị thương. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam khoảng 72 triệu lít chất diệt cỏ trong đó chứa khoảng 45 triệu lít chất da cam, phá hoại 43 triệu mét khối gỗ thương phẩm. Sau khi chiến tranh kết thúc 26 năm, hiện có hơn 2 triệu người bị nhiễm chất
đi-ô-xin.