Phòng Thương mại Mỹ phản đối "Đạo luật nhân quyền Việt Nam"
Hà Nội (Ttxvn 27/9/2001)
* Phòng Thương mại Mỹ phân hội Hà Nội (Amcham), ủy ban hợp tác phát triển (DCC), trong thư ngày 24/9 gửi Tổng thống George W. Bush đã "bày tỏ mối quan ngại và bất bình trước việc thông qua Đạo luật H.r.2833 gần đây ("đạo luật Nhân quyền Việt Nam") và "mạnh mẽ đề nghị và khuyến cáo Thượng viện ngăn chặn tại Thượng viện chính sách này của Hạ Viện".
Bức thư nêu rõ:
"Lĩnh vực nhân quyền và sự cởi mở xã hội đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều trong số những thay đổi tích cực này có thể đã xuất phát phần nào từ mối liên hệ ngày càng tăng với thế giới bên ngoài thông qua các
chương trình được các tổ chức phi chính phủ cũng như các hoạt động khu vực doanh nghiệp đưa vào Việt Nam. Việc thông qua đạo luật này sẽ nhấn chìm uy tín và hiệu quả của chúng tôi với
tư cách là các tổ chức phi chính phủ.
Nhân quyền cũng như các vấn đề xã hội khác vẫn tồn tại ở Việt Nam như ở nhiều nước khác. Tuy nhiên, ngôn ngữ lộng hành một cách chủ ý của Đạo luật H.r.2833 không mang tính xây dựng để tiến tới giải quyết các vấn đề đó. Thay vào đó, nó tiếp tay trực tiếp cho những phần tử quan điểm lạc hậu nhất của cả hai nước - những người vẫn không thấy được lợi ích của việc
hướng tới tương lai, khép lại hận thù và căm ghét trong quá khứ. Sự có mặt và cam kết làm việc tại Việt Nam cho thấy ước muốn
hướng về phía trước và xây dựng quan hệ với những người tiến bộ hơn của cả hai nước. Chúng tôi khuyến nghị Thượng viện không nhấn chìm công việc tích cực này bằng việc thông qua đạo luật. Có nhiều con đường để giải quyết những vấn đề đó mang tính xây dựng hơn và có thể có ngay trong các mối quan hệ Việt- Mỹ.
DCC hoan nghênh việc Chính phủ và Quốc hội ủng hộ Hiệp định Thương mại song phương và chúng tôi cũng chờ đợi cam kết tiếp tục và mang tính xây dựng của Chính phủ Việt Nam về vấn đề này cũng như các vấn đề khác trong quá trình tiến tới xây dựng các mối quan hệ vững chắc và tôn trọng lẫn nhau hơn. Đạo luật H.r.2833 không hề mang lại kết mang tính xây dựng đó và chúng tôi trân trọng đề nghị Thượng viện bác bỏ đạo luật".
* Trong thư gửi các Đối tác Việt Nam và Đồng nghiệp của PDI trong cộng đồng NGO ngày 20/9, ông Steve J.Lux, Trưởng đại diện Tổ chức Dân số và phát triển Quốc tế viết..." Tôi thực sự bối rối trước việc Hạ nghị viện Mỹ thông qua Đạo luật Nhân quyền Việt Nam. Điều này đã làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của sự phê chuẩn hiệp ước thương mại song phương của 2 nước chúng ta. Đạo luật này của Hạ viện Mỹ làm tôi vô cùng thất vọng nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng tôi hoàn toàn không ngạc nhiên về điều này.
Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu hoàn cảnh cũng như nguyên nhân sâu xa của đạo luật phi lý này. Để hiểu thực sự về đạo luật này, người ta phải dành thời gian để nghiên cứu tường tận hệ thống chính trị của Mỹ cũng như trình tự hoạt động của nghị viện Mỹ. Có thể thấy rõ rằng chẳng có hệ thống chính trị nào
được coi là rất mực hoàn hảo. Nghị quyết 2833 đã chứng tỏ sự yếu kém của Mỹ đối với các vấn đề về chính sách đối ngoại.
Theo ý kiến cá nhân tôi, thì Đạo luật này đại diện cho một nhóm thiểu số người Mỹ to mồm mà những người trong cộng đồng NGO không có mối quan hệ. Người đỡ đầu cho Đạo luật này - ông Smith ở bang New Jersey - là một kẻ thù đối với tiến trình cải thiện quan hệ ngoại giao giữa hai nước Mỹ và Việt Nam, người đã cố tình gây cản trở những cố gắng, nỗ lực của nhân dân hai nước trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh trong hơn một thập kỷ qua. Đối với tôi, ông ta đại diện cho sự xấu xa nhất của một số chính trị gia có quan điểm hung hăng đối với các vấn đề nhạy cảm, không sẵn lòng tiếp thu những ý tưởng mới, sự thay đổi của hoàn cảnh, và ông ta quá hời hợt với tính nghiêm túc của vấn đề. Ông ta không quan tâm đến tình hữu nghị mà nhân dân hai nước chúng ta đã cố gắng vun đắp. Ông ta không biết gì về những nỗ lực cải cách ở Việt Nam. Ông ta cũng không biết gì về những sức ép khu vực về chính trị xã hội mà Việt Nam đang phải
đương đầu. Ông ta cũng không nhận thức được thói đạo đức giả của mình khi đưa ra điều luật bao hàm các thông tin về tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam (lấy từ báo cáo của Unicef) trong khi lại quên rằng tình trạng lạm dụng trẻ em ở Mỹ rõ ràng không phải là hiếm. Và dường như ông ta cũng không nhận thức được rằng trong khi quân đội của chúng tôi đang cố gắng truy quét xóa bỏ những kế hoạch của mạng lưới khủng bố ở Mỹ thì việc làm luật của ông ta - chẳng khôn ngoan chút nào - lại đang đe dọa chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Trong bối cảnh chính trị nước Mỹ, người đàn ông này đã dành một phần đáng kể cuộc sống chính trị và tính vị kỷ của mình vào việc phá hoại mối quan hệ Việt - Mỹ. Gần đây, thể diện và uy tín của ông ta đã bị tổn thất đáng kể khi bị thất bại trong việc cố tình phá hoại Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ. Tôi cho rằng, Nghị viện Mỹ đã sử dụng Đạo luật này như một cách để cứu vãn danh dự cho ông ta. Tôi nghĩ rằng, đa số các thành viên của Hạ viện Mỹ đã không đọc kỹ càng những điều khoản trong văn kiện này cũng như không thấy được ý nghĩa trong đó. Tuy nhiên, công cụ cứu vớt thể diện này trên thực tế sẽ là một cơ hội cuối cùng giúp ông ta đạt được mục tiêu của đời mình. Trong khi tạo ra đạo luật này, ông Smith đã khôn khéo sử dụng những từ ngữ và bóp méo những sự thật để một người Mỹ bình thường - không được học về chính sách đối ngoại, không biết gì về tình hình Việt Nam, và không nhận thức được những ảnh hưởng xấu do Đạo luật này gây ra, đồng ý thông qua mà không có bất kỳ một ý kiến nào.
Cũng như ông Bush - người đang đối mặt với trò chơi của một người điên trong việc tìm kiếm phản ứng hiếu chiến từ chính phủ Mỹ đồng thời khuyến khích các nhóm vũ trang có hành động chống lại phương Tây-thì ông Smith đã tạo ra một quả bom luật pháp mà tôi tin rằng ông ta cho rằng điều đó sẽ làm tăng thêm hiềm khích giữa Mỹ và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, ông ta đã góp nhiều công sức trong việc gây ra hiềm khích qua rất nhiều các bài viết đăng trên các báo và cũng như theo các quan chức trong chính phủ Việt Nam cho biết. Liệu Đạo luật này được thông qua và sự phẫn nộ của người dân Việt Nam tăng lên - Phải - và ông Smith có thể cười lần cuối cùng trong hơn một thập kỷ cố gắng phá hoại tiến trình cải thiện mối quan hệ bang giao giữa hai nước chúng ta.
Vì tôi đang ở Hà Nội, tôi đã gửi rất nhiều thư đến những
người mình bầu cử, tôi cũng đã đề nghị các bạn tôi liên hệ với những người họ bầu trong một nỗ lực thuyết phục Nghị viện hủy bỏ Đạo luật này-các công dân Mỹ đang làm việc tại Việt Nam có thể một ngày nào đó cũng sẽ gặp phải đạo luật kinh khủng như vậy. Do vậy, tôi mong muốn làm sáng tỏ một điểm sau:
+ Những công dân Mỹ là người bạn của nhân dân Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình ngăn chặn việc phê chuẩn đạo luật này hoặc ngăn chặn việc gây nguy hại đến mối quan hệ giữa hai nước nếu như nó được phê chuẩn;
+ Pdi đã, đang và sẽ không bao giờ làm việc, cộng tác với bất kỳ một cơ quan chính phủ nào của Mỹ theo cách thức đã nêu ra trong bản nghị quyết 2833. Công việc của chúng tôi tại Việt Nam thực sự là nỗ lực hợp tác giưã Pdi và các cơ quan đoàn thể của chính phủ Việt Nam với mối quan tâm chung là tập trung vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam;
+ Pdi sẽ không xin tiền từ quĩ vốn có được do Đạo luật này mang lại theo luật pháp của Mỹ. Pdi sẽ sẵn sàng hợp tác với bất kỳ một công dân Việt Nam nào mong muốn tìm hiểu thêm về việc khoản ngân sách 2 triệu Usd phân bổ cho đạo luật được giải ngân ra sao;
+ Pdi sẽ tiếp tục ủng hộ mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước Việt Nam và Mỹ;
+ Bất kỳ một công dân Mỹ nào của Pdi cũng có thể phối hợp với các công dân Mỹ khác đấu tranh chống lại các lực lượng phá hoại trong hệ thống chính trị của Mỹ, những người đã công khai theo đuổi mục tiêu phá hoại mối quan hệ giữa hai nước.
Một khi Đạo luật được Nghị viện thông qua, sau đó Tổng thống phê chuẩn, chắc chắn tôi sẽ rất cảm thông nếu chính phủ Việt Nam có bất kỳ phản ứng gì. Tôi sẽ chỉ đơn giản là cầu xin những người yêu hòa bình ở cả hai nước đảm bảo rằng chúng ta cần cân nhắc các hành động của mình nếu điều gì đó không may xảy ra. Có rất nhiều hy vọng trong công việc giữa các tổ chức Phi chính phủ quốc tế và chỉnh phủ và nhân dân Việt Nam. Nếu để cho Đạo luật kỳ lạ của một người ngu ngốc điều khiển mối quan hệ giữa hơn 78 triệu người Việt Nam và hơn 260 triệu người Mỹ thì còn lố bịch hơn cả bản thân ông Smith. Chúng ta có khả năng đáp ứng được thách thức của ông ta - hoặc là loại bỏ đạo luật hoặc là đối mặt với nó nếu nó được phê chuẩn - và tiếp tục tiến lên".