Quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề chống ma tuý
Ngày 3/11/2000 Ngưuoi Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phan Thuý Thanh đã trả lời câu hỏi của phóng viên AFP về vấn đề chống ma tuý:
Hỏi: Trong một bức thư gửi Quốc hội, Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton cho biết Hoa Kỳ vẫn liệt kê Việt Nam vào trong số các quốc gia sản xuất hoặc trung chuyển ma tuý. Xin phản ứng của Việt Nam về việc này?
Trả lời:
Việt Nam không phải là nước sản xuất hay trung chuyển ma túy và các chất hướng thần mà là đang phải chịu những tác hại của nạn dịch này.
ý thức sâu sắc rằng ma tuý là một hiểm hoạ vô cùng bức xúc đối với Việt Nam và cả nhân loại, mặc dù là nước đang phát triển, với nguồn kinh phí còn hạn hẹp song Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc phòng, chống và kiểm soát ma túy. Những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận.
ở trong nước, Việt Nam đã thi hành nhiều biện pháp phòng chống ma túy có hiệu quả. Chính phủ đã thành lập ủy ban Quốc gia về phòng, chống ma tuý do một Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo. Bằng nỗ lực của mình cùng với trợ giúp quốc tế đã giảm được diện tích trồng thuốc phiện từ 19.000 ha năm 1993 xuống còn 500 ha và đang nỗ lực để chấm dứt tình trạng tái trồng. Việc cai nghiện ma tuý, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự kết hợp các hình thức cai nghiện tập trung với cai nghiện tại cộng đồng, cũng đã đạt những kết quả bước đầu. Công tác thực thi pháp luật và đấu tranh chống tội phạm ma tuý đã có hiệu quả. Hiện tại chúng tôi đang soạn thảo luật riêng về phòng, chống ma túy để trình Quốc hội sớm thông qua.
Về mặt quốc tế, Việt Nam đã tích cực tham gia vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã tham gia cả 3 Công ưuớc quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy (Công
ưuớc thống nhất về các chất ma túy 1961, Công ưuớc về các chất
hưuớng thần 1971, Công ưuớc Liên Hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần 1988) và đã hợp tác với nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đặc biệt là UNDCP. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các chương trình phòng chống ma túy trong khu vực, cùng các nước ASEAN phấn đấu đạt mục tiêu "Vì một ASEAN không ma tuý vào năm 2015".
Việt Nam cho rằng đấu tranh loại trừ ma tuý là một quá trình lâu dài, gian khổ và rất phức tạp, phải bằng những biện pháp đồng bộ, kiên quyết, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng. Trong đó, hợp tác liên quốc gia, liên khu vực là vô cùng quan trọng. Chúng tôi cũng mong muốn các nước và các tổ chức quốc tế tăng cường hơn nữa sự giúp đỡ thiết thực vào nỗ lực chung của khu vực."