Đầu tưu nuoc ngoai trong nông nghiệp ở Việt Nam




Hà Nội (Ttxvn 14/12/2000)
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 340 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (Fdi) với tổng vốn trên 2,27 tỷ Usd được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nếu so với năm 1989 (5 dự án với tổng vốn 2,8 triệu Usd), thì cho thấy ngành nông nghiệp và nông thôn đã có những bước tiến dài trong thu hút và thực hiện nguồn vốn đầu tưu.

Về đại thể, nguồn vốn Fdi đầu tư vào nông nghiệp tập trung ở một số lĩnh vực: trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, công nghệ chế biến. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, một số lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động khá hiệu quả, cùng với thành phần kinh tế khác tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, giải quyết số lượng lao động nhàn rỗi lớn ở nông thôn, và lực lượng lao động Việt Nam có điều kiện tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật hiện đại,từng bước làm chủ trong sản xuất khi tham gia hội nhập với kinh tế thế giới.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hiện nay, một trong những ngành làm ăn khá tốt của các dự án đầu tư là sản xuất thức ăn gia súc. Ước tính năm 1995, cả nước sản xuất 632.000 tấn thức ăn gia súc, trong đó số doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 42,7% thì đến nay các doanh nghiệp thức ăn gia súc có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trên 70% trong sản lượng của cả nước là 3 triệu tấn.

Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay số vốn Fdi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, quy mô nhỏ, trung bình khoảng 6,7 triệu Usd/1 dự án (trong khi đó bình quân chung là 17,5 triệu Usd/1 dự án).

Sở dĩ có tình trạng số vốn Fdi đầu tư vào nông nghiệp thấp và quá tình triển khai các dự án đầu tư chưa hiệu quả, theo các nhà chuyên môn có 2 lý do cơ bản. Xét về mặt khách quan thì các dự án thuộc ngành nông nghiệp có đặc thù riêng là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mà ở Việt Nam thời tiết thay đổi thất thường,luôn gặp thiên tai. Mặt khác, hiện nay giá nông sản trên thị trường trong nước cũng như thế giới đang xuống đến mức thấp nhất, cộng với hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn quá thiếu và yếu, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nên không tạo ra sức cạnh tranh và thu hút đầu tư.

Về mặt chủ quan ở các địa phương công tác quản lý Nhà nước đối với họat động Fdi còn nhiều lúng túng, chưa phân cấp rõ ràng.

Để giải quyết tình trạng trên Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có hướng thu hút vốn Fdi trong thời gian tới bằng cách ưu tiên và giảm một số thuế và từng bước giảm các thủ tục hành chính rườm rà, xem xét miễm giảm thuế nhập, thuế đất... đối với các dự án chế biến xuất khẩu từ 80% sản phẩm./.